Răng móm là gì? Phương pháp khắc phục móm hiệu quả nhất

by nhuquynh
0 bình luận
Răng móm - 1

Răng móm là vấn đề ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt và sức khỏe. Nếu để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy cùng tìm hiểu chi tiết về răng móm và những phương pháp khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả nhất.

 Răng móm là gì? Có mấy loại?

Răng móm hay còn gọi là khớp cắn ngược chỉ những ai không may có cằm dưới bị chìa ra ngoài quá nhiều do với hàm trên khiến cho nhân trung, môi trên và môi dưới không tạo nên một đường thẳng như người bình thường. Móm được phân chia thành 3 tình trạng như sau:

Răng móm - 2

Răng móm là gì? Có mấy loại?

Răng móm

Răng móm là trường hợp răng hàm trên quặp vào trong còn răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài mặc dù xương quai hàm phát triển bình thường khiến cho môi dưới bị đẩy ra nhiều  hơn. Và đây là trường hợp dễ điều trị nhất trong các loại móm, nhưng cần xử lý càng sớm càng tốt để tránh nhiều biến chứng nguy hiểm về sau như rối loạn khớp thái dương và mắc bệnh về răng miệng.

Hàm móm

Đối với trường hợp hàm móm thì các răng vẫn mọ đúng vị trí nhưng khớp cắn hàm trên và hàm dưới không cân xứng nhau. Xương hàm phía dưới có thể ngắn quá mức hoặc hàm trên ngắn thụt vào trong.

Hàm móm được đánh giá phức tạp hơn với răng móm nhưng nếu phát hiện sớm tình trạng thì vẫn có thể khác phục được bằng phương pháp phẫu thuật hàm một cách triệt để.

Móm cả răng lẫn hàm

Trường hợp móm cả răng lẫn hàm xảy ra khi cả hai trình trạng răng móm và hàm móm kết hợp với nhau. Khi xương hàm quá phát, đồng thời các răng cửa ở hàm dưới mọc chìa ra theo xu hướng ra ngoài. Và đây được nhận định bởi các bác sĩ đầu ngành rằng đây là trường hợp móm phúc tạp nhất, nên cách điều trị cũng trở nên khó khân.

 Răng móm nguyên nhân do đâu?

Trên thực tế có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng răng móm, nhưng sau đây sẽ là 3 nguyên nhân chính thường gặp nhất:

Răng móm - 3

Răng móm nguyên nhân do đâu?

 Do di truyền

Móm có thể di truyền từ thế hệ trước, điều này đã được nghiên cứu và chỉ ra con số chính xác đến hơn 90%. Phần lớn những người có cha mẹ, ông bà bị móm bẩm sinh thì có thể di truyền móm sang đời con cháu. Các đoạn gen khiến hàm dưới phát triển nhiều hoặc ức chế sự phát triển của hàm trên từ những người bị móm di truyền tạo nên sự mất cân bằng giũa hai hàm và gây nên hiện tượng móm.

 Thói quen xấu

Ngoài yếu tố di truyền là bất khả kháng nhưng vẫn còn xuất hiện những hiện tượng bị móm là do các thói quen xấu như mút ngón tay, lưỡi đặt vị trí không chính xác, trẻ con ngậm núm giả, … Việc duy trì các thói quen xấu này về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc xương và răng khiến chúng phát triển không đúng cách và tạo nên hiện tượng bị móm.

 Mất răng

Răng móm - 4

Mất răng gây móm

Vì một lý do nào đó khiến bạn bị mất răng cũng có thể khiến bạn bị răng móm, có thể do ngoại lực tác động mạnh mà không được sớm phục hồi chiếc răng mất. Khi đó, khoảng trống để lâu sẽ bị tiêu xương hàm khiến răng trở nên bị xô lệch và tụt lợi. Trong trường hợp răng hàm trên bị mất sẽ xảy ra hiện tượng móm do diện tích hàm bị nhỏ lại khiến xương hàm tiêu lâu. Từ đó, tình trạng móm sẽ càng ngày được biểu hiện rõ do mất răng nhiều.

 Những tác động tiêu cực do răng móm gây ra

Tác hại mà răng móm mang đến đa số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sông của bệnh nhân đặc biệt là sự tự ti về ngoại hình chưa kể đến sức khỏe răng miệng. Sau đây là nhữngảnh hưởng của răng móm:

  Ảnh hưởng tới thẩm mỹ

Răng móm chắc chắn khiến các đường nét trên gương mặt bị mất đi sự cân đối. Nụ cười không còn hài hòa do hàm dưới bao phủ lên hàm trên nên hàm trên khó lộ khi cười. Ngoài ra, gương mặt móm khiến bạn trông già đi, gương mặt kém tươi tắn hơn so với những người cùng trang lứa.

Gương mặt bị ảnh hưởng thẩm mỹ khiến cho nhiều người mất đi sự tự tin, mặc cảm hơn và không muốn tiếp xúc với những người xung quanh, mất đi nhiều cơ hội phát triển trong cuộc sống.

  Rối loạn thái dương hàm

Răng móm - 5

Rối loạn thái dương hàm do răng móm

Rối loạn thái dương hàm có thể xảy ra nếu hiện tượng móm không được khắc phục kịp thời. Lúc này bộ phận kết nối xương hàm với hộp sọ hoạt động không còn đúng cách, chưa kể khi bị móm thì áp lực đề lên khớp nặng hơn khiến những con đau dai dẳng dày vò bạn nhiều ngày liên tục rất khó chịu.

Không những vậy, các hoạt động thường ngày như ăn, nhai, ngáp cũng bị ảnh hưởng. Nếu như chứng rối loạn diễn biến nặng thì việc bạn đóng, mở hoặc phát ra tiếng nếu nó có liên quan đến khớp thái dương thì bạn khó có thể thực hiện được một cách dễ dàng như bình thường.

  Tăng tỷ lệ sâu răng

Răng móm khiến khớp cắn bị lệch sẽ gây khó khăn trong quá trình vệ sinh ăn uống hàng ngày, nguy cơ bị mòn men răng từ đó cũng tăng cao. Khi đó các bệnh lý răng miệng rất dễ xuất hiện nhất là sâu răng, do thức ăn thừa bám vào răng lâu ngày tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển.

  Ảnh hưởng phát âm

Răng móm - 6

Ảnh hưởng phát âm

Lưỡi và răng ảnh hưởng nhiều đến giọng nói và cách phát âm của một người. Vì vậy mà ngoài răng móm thì các trường hợp khác bị lệch khớp răng đều có tac động xấu đến khả năng phát âm. Trong đó, trường hợp nặng nhất là giọng nói bị ngọng, phát âm khó nghe và không rõ chữ. Điều này ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập, sinh hoạt thường ngày, quá trình làm việc, đôi khi mất đi cơ hội phát triển và thăng tiến trong cuộc sống.

  Gây thở bằng miệng, ngủ ngáy

Người bị móm răng rất dễ xuất hiện tình trạng ngủ ngáy và tỉ lệ này cao hơn người bình thường rất nhiều. Khi ngủ do diện tích hàm của người bị răng móm nhỏ hơn bình thường nên phải thu lưỡi nhỏ lại. Từ đó sẽ tạo ra sự tắc nghẽn hỗ hấp, khiến người bị móm ohair thở bằng miệng hoặc ngủ ngáy.

 Những phương pháp khắc phục móm hiệu quả nhất

Nhiều người lo lắng không biết bị răng móm phải làm sao? Thì sau đâu sẽ là các giải pháp điều trị răng móm mang lại kết quả như mong muốn: 

 Bọc răng sứ cho răng móm

Răng móm - 7

Bọc răng sứ cho răng móm

Đối với tình trạng răng móm nhẹ thì có thể áp dụng phương pháp bọc răng sứ, thời gian chỉ từ 3 đến 5 ngày là bạn có thể sở hữu hàm răng trắng sáng, đẹp tự nhiên và đều đặn. Bọc răng sứ cải thiện răng móm sẽ có cách thực hiện là mài phần răng để tạo cùi trụ, chụp mão răng sứ phù hợp, vừa khít với cùi răng thật để có được hàm răng đẹp như tự nhiên. Sau khi bọc răng, bạn có thể ăn uống bình thường và không bị cấn, cộm hay khó chịu gì.

Bọc sứ cho răng bị móm thường áp dụng cho răng cửa hàm trên để cân đôi lại răng hai hàm, khớp cắn được đều nhau. Lưu ý là chỉ đối với phương pháp bị móm do răng thì mới áp dụng được phương pháp này. Nếu trường hợp nặng hơn như răng hàm trên phát triển quá mức, khuôn mặt cũng trở nên mất cân đối thì bọc răng sứ không còn tác dụng nữa mà phải khắc phục chúng bằng phương pháp khác.

Tùy vào số lượng răng cần bọc sứ, loại sứ bạn lựa chọn mà chi phí cũng sẽ không giống nhau. Trong mỗi trường hợp móm, bác sĩ sẽ tư vấn số răng cần bọc từ 6 đến 12 chiếc sao cho phù hợp với tình trạng của bạn. 

  Niềng răng móm

Răng móm - 8

Niềng răng móm

Niềng răng sẽ áp dụng cho trường hợp răng móm nặng hơn một chút, niềng giúp cải thiện răng bị móm và sắp xếp lại răng về đúng vị trí như mong muốn, cho khớp cắn về đúng tỉ lệ, chức năng ăn nhai được đảm bảo và cho khuôn mặt trở nên hài hòa hơn.

Thông thường thời gian niềng răng kéo dài từ 18 đến 36 tháng tùy thuộc vào tình trạng răng móm nặng hay nhẹ, phương pháp niềng và loại mắc cài bạn lựa chọn. Phương pháp chỉnh nha này cực kỳ an toàn và hiệu quả, đặc biệt là không cần tác động đến răng thật, không cần mài răng.

Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều bệnh nhân thắc mắc niềng răng móm có hiệu quả không. Trên thực tế, niềng răng móm sẽ phù hợp với móm do răng, không phù hợp với móm do hàm. Để xác định được trường hợp móm của mình có phù hợp để niềng răng không bạn cần đến thăm khám tại nha khoa để được bác sĩ tư vấn và đưa ra phương án điều trị phù hợp, an toàn nhất.

 Phẫu thuật hàm

Phẫu thuật hàm sẽ áp dụng cho trường hợp móm nặng nhất là do xương hàm thì phải phẫu thuật để đưa hàm dưới lùi vào trong đồng thời đẩy hàm trên ra cho 2 hàm được tương xứng với nhau. Sau cùng mới phục hồi dần các khuyết điểm còn lại của răng để hàm cân đối hơn.Phẫu thuật hàm chỉ áp dụng cho bệnh nhân đủ 18 tuổi, khi xương hàm của bệnh nhân móm đã ổn định, tránh cho những sai lệch về sau này.

Răng móm - 9

Phẫu thuật hàm

Chỉ mất khoảng thời gian từ 4 đến 6 tiếng cho ca phẫu thuật hàm móm, nhưng đây là ca phẫu thuật khó nên đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao và kinh nghiệm nhiều năm trong ngành. Cùng với đó lagf trang thiết bị hỗ trợ cũng đảm bảo đầy đủ và được vô trùng tuyệt đối theo quy định của bộ y tế.Đôi khi có những trường hợp phải kết hợp cả phẫu thuật hàm và niềng răng để có được kết quả tốt nhất. Đó là những trường hợp móm răng do cả răng và xương hàm gây nên thì phải tiến hành niềng răng sau phẫu thuật.

Chính vì yêu cầu nhiều sự hỗ trợ từ đội ngũ bác sĩ đến thiết bị y tế, cơ sở vật chất cho ca thẩm mỹ khó này nên chi phí cũng tương đối cao hơn so với những phương pháp chỉnh móm khác. Tùy từng trường hợp cụ thể như móm nhẹ chỉ cần phẩu thuật thì mức giá thấp hơn so với móm nặng có nhổ, niềng răng. Nhưng kết quả nhận được đảm bảo tương xứng với sô tiền bạn bỏ ra.

Trên đây là những thông tin cơ bản về răng móm mà nha khoa Big Dental cung cấp đến bạn. Sau khi biết được nguyên nhân gây nên răng móm và những ảnh hưởng mà nó mang lại chắc chắn bạn sẽ nghĩ đến giải pháp khắc phục cũng đã được trình bày ở trên. Và điều bạn cần làm là đến ngay Big Dental để nhận sự tư vấn về tình trạng của mình để sớm lấy lại nụ cười tự tin. 

 

Bạn cũng có thể quan tâm

Để lại bình luận

Bạn cần tư vấn?

Đặt lịch hẹn cùng bác sĩ ngay!

Điền đầy đủ thông tin dưới đây, Big Dental sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!