Trong kỹ thuật chỉnh nha mắc cài sẽ không thể thiếu bộ phận dây cung niềng răng. Tuy nhiên, khái niệm mày còn khá xa lạ với nhiều người mặc dù nó mang đến hiệu quả điều trị cao. Vậy có những loại dây cung niềng răng nào? Chúng hoạt động ra sao và ngoài những lợi ích thì có những tác hại nào không?
Dây cung niềng răng là gì?
Dây cung niềng răng là một khí cụ không thể thiếu trong quá trình chỉnh nha mắc cài. Giúp định hướng di chuyển của răng khi tác động lực và thông thường chúng có cấu tạo dây mảnh, gắn cố định với các mắc cài trên thân răng.

Dây cung niềng răng là gì
Sau khi gắn mắc cài trên răng đối với phương pháp chỉnh nha mắc cài thông thường thì dây cung niềng răng được các bác sĩ gắn vào khe của mắc cài và cố định lại bằng dây thun hoặc dây thép. Đối với phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc thì bác sĩ không cần can thiệp nhiều mà dây cung niềng răng sẽ tự trượt trong rãnh mắc cài.
Các loại dây niềng răng thường gặp trong chỉnh nha
Dây cung Stainless Steel (Dây cung niềng răng thép không gỉ)

Dây cung niềng răng thép không gỉ
Dây cung niềng răng thép không gỉ được ra mắt trên thị trường năm 1929, thay thế dây cung hợp kum quý đầu tiên trong chỉnh nha với ưu điểm là chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các hợp kim quý khác. Với độ cứng tương đương và độ dẻo, chống ăn mòn cao nên dễ dàng được thay thế để chế tạo các dụng cụ chỉnh nha phức tạp. Các hợp kim thép không gỉ với các thành phần chủ yếu là Chromium (17 – 25%), Niken (8 – 25%), Carbon (1 – 2%) thuộc loại austenitic “18-8”.
Dây cung niềng răng Niken – Titan (Niti)
Dây cung Niken – Titan xuất hiện vào năm 1960 do nhà khoa học William F.Buehler nghiên cứu thành công. Loại dây cung niềng răng này là loại được sử dụng phổ biến nhất trong những loại chính nha mắc cài tính tư thời điểm ra mắt đến nay. Thành phần của dây cung niềng răng Niti sẽ có tỉ lệ Niken và Titanium là 55% – 45% với tính cứng thấp, siêu dẻo và độ đàn hồi xuất sắc.
Dây cung Cobalt – Chromium

Dây cung Cobalt – Chromium
Dây cung niềng răng Cobalt – Chromium xuất hiện từ năm 1950, chúng có lực kéo mạnh tuy nhiên độ cứng lại yếu nên không được dùng cho các ca chỉnh nha độ phức tạp cao. Đó cũng là lý do mà loại dây cung chỉnh nha này ít được sử dụng trong điều trị hiện nay. Thành phần chính của dây cung này sẽ bao gồm Coban 40% , Niken 15%, Crom 20% và Sắt 16%.
Dây cung niềng răng Titan – Beta (Dây cung TMA)
Dây cung Titan – Beta còn được biết đến với tên thương mại là TMA hay Titanium – Molybdenum, được đánh giá mang đến một hiệu quả rất tốt cho quá trình chỉnh nha với các thành phần chính gồm Tin (4%), Zirconium (6%), Titanium (79%) và Molypden (11%).
Dây cung chỉnh nha từ hợp kim kim loại quý

Dây cung TMA
Dây cung niềng răng từ các hợp kim kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim xuất hiện từ năm 1887 phát triển bởi nhà khoa học Edward Angel sử dụng khá phổ biến trong ngành chỉnh nha. Đây là loại dây cung có khả năng chống ăn mòn cao cùng độ dẻo và độ đàn hồi rất tốt, duy nhất một nhược điểm là chi phí lớn. Hợp kim kim loại quý sẽ có thành phần là vàng 55 – 65%, bạch kim 5 – 10%, Palladi 5 – 10%, đồng 11 – 18%, Niken 1 – 2%.
Xem thêm dịch vụ liên quan:
- Trám Răng Bao Nhiêu Tiền? Bảng Giá Trám Răng Big Dental
- Dịch Vụ Tẩy Trắng Răng Đánh Bay Ố Vàng Nhanh Chóng
Dây cung niềng răng đóng vai trò gì trong chỉnh nha?

Dây cung niềng răng đóng vai trò gì
Dây cung niềng răng sẽ thể hiện vai trò của nó rõ nhất trong 3 giai đoạn:
- Giai đoạn răng dàn đều
Trong giai đoạn này, dây cung niềng răng cần có độ cứng và độ đàn hồi cao để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho dây cung thực hiện tốt mục tiêu căn chỉnh răng đều so với cung hàm.
- Giai đoạn đóng khoảng và kéo khít răng
Quá trình chỉnh nha rất quan trọng ở giai đoạn này, những thay đổi sẽ xuất hiện rõ ràng nhất và bạn sẽ cảm nhận được răng thay đổi rõ rệt. Dây cung niềng răng trong giai đoạn này đóng vai trò cho việc mở không gian sau, chỉnh răng phía trước và điều chỉnh chênh lệch giữa hai khớp hàm.
- Giai đoạn chỉnh đều khớp cắn
Nếu hai giai đoạn trên được tiến hành tốt thì đến giai đoạn này, dây cung niềng răng sẽ vẫn giữ vai trò tiếp tục duy trì sự ổn định của khớp cắn.
Trong quá trình niềng răng dây cung có thể xảy ra các vấn đề gì?
Dây cung bị tụt

Dây cung bị tụt
Dây cung niềng răng bị tụt là vấn đề có thể xảy ra khi áp dụng phương pháp mắc cài thường vì chốt tự động đóng của loại này không được chắc chắn. Dây cung lúc này có thể bị tuột do dây thun niềng răng bị tuột mất.
Nếu dây cung bị tuột bạn vẫn có thể tự mình xử lý nhanh bằng cách dùng tay hoặc dùng nhíp để đưa dây cung trở lại vào rãnh mắc cài, lưu ý là phải khử trùng trước khi thực hiện. Trường hợp dây cung bị tụt do bị đứt chun niềng răng với mắc cài hoặc do gãy chốt đóng ở mắc cài thì bạn sẽ cần đến nha khoa dù cho đã đưa dây cung về vị trí cũ để bác sĩ kiểm tra tình trạng thêm dây thun đã mất hoặc sửa lại chốt đóng.
Dây cung thừa đâm vào má
Khi răng di chuyển nhiều sẽ thừa ra một đoạn dây cung nhỏ bên trong khiến nó đâm vào má, nướu gây nhiệt miệng và đau nhức. Tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt ăn uống hàng ngày của bạn nên cần được khắc phục ngay. Bạn có thể dùng sáp nha khoa và bọc nó lại để giảm đau tạm thời rồi đến ngay nha khoa để các bác sĩ xử lý đoạn dây cung thừa này.
Dây cung niềng răng bị đứt

Dây cung niềng răng bị đứt
Trường hợp đứt dây cung cực kỳ hiếm xảy ra vì dây cung được cấu tạo từ các thành phần rất bền chắc. Nếu bị đứt thì chỉ có thể là do lực tác động tới khớp hàm từ răng quá lớn. Khi đó, bạn cần phải đến nha khoa để các bác sĩ kiểm tra và thay mới để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị nha khoa.
Nguyên lý hoạt động của dây cung niềng răng
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha yêu cầu sự tỉ mỉ và quá trình gắn dây cung niềng răng cũng vậy, các bác sĩ cần có sự khéo léo và tay nghề cao để đưa dây cung vào đúng vị trí mà không gây tổn thương đến nướu, lợi. Ngoài ra, mỗi quá trình chỉnh nha sẽ cần điều chỉnh lực siết lên các mắt dây cung để có được hiệu quả tốt nhất.
Lực siết dây cung niềng răng rất quan trọng, đủ lực sẽ mang lại hiệu quả cao, ngược lại nếu siết quá nhẹ hoặc quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến thành quả niềng răng, thậm chí có thể gây ra những rủi ro không đáng có như tụt lợi, thời gian kéo dài, hiệu quả chậm, … chính vì vậy mà không phỉa vị bác sĩ nào cũng có thể thực hiện kỹ thuật này nếu không có chứng chỉ nha khoa.

Nguyên lý hoạt động của dây cung niềng răng
Dây cung niềng răng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn trong suốt quá trình niềng răng. Điều này sẽ đem lại hiệu quả hơn mà còn giúp đảm bảo vệ sinh, không bị méo mó, lỏng lẻo trong quá trình. Dây cung sẽ được chỉ định thay mới sau 1 tháng với kích thước tăng dần để hiệu quả mang lại được tối ưu nhất.
- Vào khoảng thời gian đầu: Dây cung niềng răng được sử dụng là dạng tròn mảnh nhẹ có tính đàn hồi cao để giúp răng quen dần và bắt đầu sắp xếp từ từ theo dạng dây cung.
- Từ 1 đến 2 tháng chỉnh nha: Dây cung dạng tròn sẽ được thay thế sang dây cung có dạng vuông hoặc hình chữ nhật để điều chỉnh răng cho đều, khít nhưu mong muốn.
Trên đây là những phân tích tổng hợp về dây cung niềng răng mà Big Dental muốn gửi đến bạn đọc. Mặc dù quá trình niềng răng sẽ gây ra những khó khăn nhất định nhưng với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp tại nha khoa Big Dental thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm về một địa chỉ niềng răng uy tín, an toàn nhất. Liên hệ ngay cho nha khoa để được tư vấn nhanh nhất.
Để có thể đặt lịch khám tại Big Dental, các bạn có thể gọi qua Hotline: 097 933 36 46 hay là Đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi thông qua Fanpage Phòng khám nha khoa Big Dental.
Xem thêm bài viết liên quan: