Cao răng là gì? Tại sao phải lấy cao răng định kỳ

by Huỳnh Minh Hải
0 bình luận
Cao răng là gì -1

Cao răng là gì đa số ai cũng biết nhưng những vấn đề xoay quanh nó thì chưa ai thực sự hiểu rõ. Bài viết sau đây sẽ giải thích rõ hơn để bạn chủ động có cho mình những cách bảo vệ sức khỏe răng miệng phù hợp.

Cao răng là gì?

Cao răng còn được gọi là vôi răng, những mảng bám này cứng và bám chặt vào bề mặt răng. Các vi khuẩn tác động lên thức ăn thừa bám trên răng lâu ngày trở nên cứng dần bám vào ngay đường nướu và dưới nướu, có thể kích ứng mô nướu.

Cao răng là gì -2

Cao răng là gì?

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là lớp màu vàng hoặc nâu trên răng hoặc nướu khá mất thẩm mỹ. Cao răng xuất hiện nhiều tạo nên các mảng bám, bám chặt hơn và gây ra các bệnh lý nghiệm trọng như sâu răng hoặc bệnh về nướu. Vôi răng không thể tự lấy bằng bàn chải mà phải đến nha khoa để thăm khám và được lấy sạch bởi các nha sĩ cùng sự hỗ trợ của máy móc chuyên dụng.

Cao răng hình thành như thế nào?

Cao răng là gì -3

Cách ình thành của Cao răng là gì?

Đa phần cao răng tạo nên do thói quen vệ sinh răng miệng của mỗi người và các nguyên nhân phổ biến như:

  • Không vệ sinh răng miệng thường xuyên, không chải răng sau khi dùng bữa và trước khi đi ngủ
  • Không dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa ở kẽ răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển 
  • Sử dụng nhiều thực phẩm có chứa đường hóa học như nước ngọt có gas, bánh kẹo, góp phần hình thành mảng bám nhanh chóng.
  • Chải răng không đúng cách khiến răng không sạch hoàn toàn, sót mảng bám, lâu ngày hình thành nên cao răng.

Vì sao phải lấy cao răng?

Cao răng bám trên răng khiến việc vệ sinh răng miệng không được thuận lợi dễ khiến hơi thở có mùi hôi.

Cao răng có chứa rất nhiều vi khuẩn gây nên các bệnh về răng miệng, khi gặp các men đường có trong thức ăn sẽ tạo nên các acid làm hỏng men răng dẫn đến sâu răng.

Độc tố của nhiều vi khuẩn trong các mảng cao răng có thể gay ra viêm. Để càng lâu vôi răng ngày càng tăng lên rồi lan dần xuống dưới chân răng nguy cơ gây rụng răng. Vi khuẩn trong vôi răng gây kích ứng với nướu, gây nên tình trạng viêm nướu nếu ở mức độ nhẹ có thể gây ra nhiều hiện tượng như nướu sưng, đỏ, chảy máu nướu, …

Cao răng là gì -4

Lý do nên lấy cao răng là gì?

Các vôi răng này nếu không loại bỏ đúng cách sẽ tiến triển thành bệnh viêm nha chu, suy yếu mô nha, đẩy tụt lợi xuống, nguy hiểm nhất là không giữ được răng khiến răng bị lung lay và hậu quả là rụng mất răng.

Nha chu có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm hơn là tim mạch, đái tháo đường, …ảnh hưởng đến những sức khỏe chung của cả cơ thể.

Cao răng vừa đe dọa sức khỏe răng miệng, nướu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ răng miệng nhiều. Cao răng xốp nên dễ dàng bắt màu nhất là khi uống trà, cà phê, hút thuốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cao răng hình thành.

Có phải ai cũng nên lấy cao răng?

Không phải ai cũng nên lấy cao răng, các trường hợp sau đây nên tiến hành lấy cao răng định kỳ:

  • Cao răng hình thành trước khi đến kỳ lấy cao răng
  • Có nhiều vết dính trên và cao răng ở phía trên và dưới nướu
  • Cao răng gây nên các bệnh viêm nha chu, viêm lợi
  • Được chỉ định lấy cao răng trước khi tẩy răng, trám răng, nhổ răng, …
  • Vệ sinh sạch sẽ răng miệng trước khi xạ trị hay phẫu thuật
Cao răng là gì -5

Không phải ai cũng nên lấy cao răng

ông lấy cao răng chắc chắn sẽ để lại những hậu quả khó lường và từ đó bạn cũng chủ động hơn để đề phòng. Tuy nhiên sẽ có một số đối tượng sau không cần lấy cao răng:

  • Người đang bị viêm nướu hoặc viêm nha chu
  • Không thể há miệng hoặc há miệng bị đau nhiều
  • Thở bằng miệng, không thở được bằng mũi
  • Bị tắc nghẽn đường hô hấp nên không thở được bằng mũi
  • Bị viêm tủy cấp không chịu được độ rung của đầu dao lấy cao răng, không chịu được nước lạnh.
  • Đái tháo đương do biến chứng viêm nha chu
  • Mắc bệnh lây qua đường nước bọt và sốt xuất huyết
  • Bị máu khó đông
  • Có bệnh lý thần kinh nhưng không thể kiểm soát được các cơn co giật, động kinh, …

Cách phòng ngừa cao răng hiệu quả?

Cao răng hình thành từ đâu cũng không đáng lo ngại bằng việc để cao răng trong miệng quá lâu ngày sẽ dẫn đến các hiện tượng mất răng và mùi hôi miệng.

Cao răng là gì -6

Cách phòng ngừa hiệu quả cao răng là gì?

Các cách phòng ngừa cao răng phổ biến như:

  • Tập thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, đều đặn trước khi đi ngủ và sau khi ăn.
  • Thay thói quen tăm xỉa bằng chỉ nha khoa  tránh gây chảy máu nướu và hở kẽ răng
  • Tránh ăn thức ăn nhiều đường nhiều tinh bột, nước uống có gas. Các loại thức ăn này rất dễ hình thành mảng bám trong miệng.
  • Nên ăn trái cây, nạp đường tự nhiên vào cơ thể như đường xylitol, sorbitol để tốt cho sức khỏe cũng như răng miệng.
  • Cao răng không nên để quá lâu nếu không sẽ gây ra các bệnh lý nghiêm trọng đặc biệt là viêm nha chu. Cho nên cần đến nha sĩ thăm khám định kỳ mỗi năm 2 lần để các bác sĩ lấy cao răng sạch sẽ và hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc răng miệng đúng phòng ngừa các bệnh về răng miệng tối ưu nhất.

Hãy lựa chọn một nha khoa uy tín để trong quá trình lấy cao răng các bác sĩ sẽ có những phương án giúp bạn giải quyết những tình trạng răng miệng đang gặp phải. Những kiến thức về cao răng là gì mà Big Dental cung cấp trên đây hy vọng đã đem lại nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn!

Bạn cũng có thể quan tâm

Để lại bình luận

Bạn cần tư vấn?

Đặt lịch hẹn cùng bác sĩ ngay!

Điền đầy đủ thông tin dưới đây, Big Dental sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!