Cách giảm đau khi niềng răng nhanh chóng, hiệu quả

by Huỳnh Minh Hải
0 bình luận
Cách giảm đau khi niềng răng

Hiện nay, đời sống vật chất càng phát triển thì đời sống tinh thần ngày càng phong phú. Nhu cầu về làm đẹp hay thẩm mỹ là nhu cầu chính đáng ở cả nam giới và nữ giới. Sự can thiệp của y khoa đã giúp hàng trăm, hàng ngàn người lấy lại sự tự tin vốn có, giúp họ thêm có thêm nhiều năng lượng. Phương pháp niềng răng từ lâu được ví như “bí kíp vàng” để sở hữu hàm răng đều đặn. Vậy niềng răng đau không? Cách giảm đau khi niềng răng?

Cách giảm đau khi niềng răng - 1

Nguyên nhân gây nên tình trạng đau răng khi niềng

Niềng răng là phương pháp giúp định hình răng đều đặn nên sẽ tác động lực lên răng nhằm kéo các răng về với nhau. Tình trạng đau sau khi niềng là điều không thể tránh khỏi tùy thuộc vào các giai đoạn niềng răng. Thực tế, nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng ê răng khi niềng là gì?

Nền răng, xương răng yếu

Yếu tố bên trong tác động trực tiếp đến độ đau khi niềng chính là nền răng tự nhiên của bạn. Nền răng yếu dễ khiến bạn bị đau và ê buốt răng khi tiến hành sử dụng các dụng cụ y khoa tác động lên xương và hàm của bạn. Cảm giác đau này có thể kéo dài lâu hay nhanh tùy thuộc vào độ “chống chịu” của khung xương răng. 

Kỹ thuật niềng răng chưa đảm bảo

Một ca phẫu thuật niềng răng có thành công hay không và hiệu quả mỹ mãn mà nó mang lại phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật niềng răng. Việc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ có thâm niên và chuyên môn cao giúp hạn chế và giảm thiểu tình trạng sai kỹ thuật niềng răng, từ đó giảm đau hơn. Trong một số trường hợp, niềng răng không đúng cách có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như hoại tử răng, rụng răng. 

Vật dùng niềng răng kém chất lượng

Thông thường, trước khi tiến hành phẫu thuật niềng răng, bạn sẽ được thăm khám và tư vấn lựa chọn chất liệu niềng răng phù hợp. Đối với các loại niềng răng mắc cài, mắc cài giúp cố định và kéo răng về vị trí mong muốn. Do vậy, mắc cài không đạt chuẩn chất lượng có thể tạo ra áp lực lên hàm răng, ma sát nhiều lên răng khiến bạn có cảm giác đau hoặc ê buốt. 

Một số bệnh lý về răng miệng

Việc niềng răng đau hay không còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ thể bạn, nói cách khác cơ thể bạn có gặp bệnh lý nào về răng hay không. Không phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý về răng không những gây hại cho sức khỏe răng miệng mà còn gây ê răng khi niềng.

Chế độ ăn uống không hợp lý, không khoa học 

Việc tiêu thụ một khẩu phần ăn chứa nhiều chất cứng có thể ảnh hưởng đến tiến trình niềng răng. Răng sau khi niềng cực kỳ nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên một tác động của thức ăn cứng hoặc đồ ăn quá nóng ảnh hưởng đến răng, khiến bạn cảm giác đau ê ẩm. 

Có nên uống thuốc giảm đau khi niềng răng hay không?

Mặc dù ê răng khi niềng là tình trạng phổ biến và thông thường khi bạn tiến hành niềng răng và mức độ đau sẽ giảm bớt sau khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, đối với một số người do cơ địa hoặc khả năng chịu đựng kém thì họ có nên uống thuốc giảm đau hay không?

Nếu cơn đau nhẹ thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như Advil và Aleve. Tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng dị ứng hay mẫn cảm với các thành phần của thuốc. 

Cách giảm đau khi niềng răng

Thuốc giảm đau giúp bạn giảm được tình trạng đau tức thời, tuy nhiên không phải là giải pháp hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu một số cách giảm đau khi niềng răng đơn giản và an toàn.

Bôi sáp nha khoa

Cách giảm đau khi niềng răng - 2

Sáp nha khoa là phương pháp giảm đau tự nhiên, đóng vai trò như một tấm lá chắn giữa mắc cài và môi, giảm ma sát gây kích ứng má trong và má ngoài. Từ đó, bạn sẽ có cảm giác bớt đau và bớt khó chịu hơn khi niềng. 

Ngậm nước lạnh

Một đặc tính của nước lạnh chính là nhiệt độ thấp của nước xoa dịu cảm giác ê buốt hay đau khi niềng. Tuy nhiên, nó có tác dụng như dao hai lưỡi bởi mắc cài niềng răng tác động với nhiệt độ nhiều làm ảnh hưởng hiệu quả chỉnh nha. 

Chườm đá lạnh vào vị trí bị đau

Tương tự với cách trên, nếu bạn sợ cảm giác lạnh khi ngậm nước lạnh, bạn hoàn toàn có thể chọn cách chườm đá lạnh vào vị trí bị đau. Công dụng của biện pháp này khá rõ ràng và được ứng dụng giảm các vết đau ngoài da khác. 

Chườm nóng vào vị trí bị đau

Một phương pháp khác giúp giảm đau khi niềng chính là sự can thiệp của chất có nhiệt độ nóng hơn tí. Hiệu quả sự thay đổi nhiệt thực sự hữu hiệu giúp giảm đau, giảm ê buốt răng. 

Súc miệng bằng nước muối

Cách giảm đau khi niềng răng - 3

Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng làm sạch kẽ răng và còn có tác dụng một cách đáng kể giảm đau răng sau khi niềng. 

Vệ sinh răng sạch sẽ

Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn ảnh hưởng đến răng, từ dos cải thiện tình trạng đau răng. 

Massage vùng răng nướu

Phương pháp massage  từ lâu được ví như bài thuốc thần giảm đau, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Dùng tay massage nhẹ nhàng vùng răng nướu để giảm cảm giác đau do niềng răng mang lại. 

Uống thuốc giảm đau

Uống thuốc giảm đau như đã đề cập ở trên có thể được áp dụng để khắc chế tạm thời cơn đau, tuy nhiên cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa. 

Ăn các loại thức ăn mềm, ăn miếng nhỏ và nhai chậm

Hạn chế thực phẩm cứng giúp răng ổn định và ngăn ngừa các rủi ro về răng. Ăn các loại thức ăn mềm, chú ý ăn chậm nhai kỹ để mảng bám không dính vào mắc cài gây đau răng. 

Giữ trạng thái tâm lý ổn định, kiên nhẫn

Thời gian niềng răng thường kéo dài và mức độ đau ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Bạn nên chú ý giữ tinh thần thoải mái, không quá nóng vội và hấp tấp dễ gây tác dụng ngược, khiến răng ngày càng đau hơn.  

Nhai nhẫn răng lạnh

Nhẫn răng lạnh di chuyển linh hoạt quanh vùng miệng, từ đó, có tác dụng hiệu quả giảm tình trạng ê buốt và đau nhức răng sau khi niềng. 

Đeo đồ bảo hộ răng

Cách giảm đau khi niềng - 4

Đồ bảo hộ răng hoạt động như bộ áo giáp bảo vệ răng toàn diện giúp hạn chế sự tiếp xúc và ma sát hàm và nướu. Sử dụng đồ bảo hộ răng là phương pháp giúp đau răng khi niềng cực hiệu quả. 

Trên đây là tất tần tật những thông tin hữu ích về cách giảm đau khi niềng răng an toàn, đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Bỏ túi ngay cẩm nang chăm sóc sức khỏe răng miệng sau khi niềng mà phòng khám nha khoa Big Dental đã cung cấp! 

Bạn cũng có thể quan tâm

Để lại bình luận

Bạn cần tư vấn?

Đặt lịch hẹn cùng bác sĩ ngay!

Điền đầy đủ thông tin dưới đây, Big Dental sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!