Nhiều người không tránh khỏi tình trạng tự ti do mắc phải bệnh tụt lợi, không những gây mất thẩm mỹ mà còn có nguy cơ mất răng rất nguy hiểm. Cùng tìm hiểu xem tụt lợi là bệnh gì? Những hậu quả mà nó gây nên và cách điều trị, phòng tránh bệnh như thế nào?
Bệnh tụt lợi là gì?
Tụt lợi còn được gọi là tụt nướu xảy ra khi phần nướu bao quanh răng có xu hướng di chuyển xuống khiến thân răng bị lộ ra ngoài nhiều. Bệnh có thể chỉ xảy ra ở một vài răng hoặc cả hai hàm trên lẫn hàm dưới. Triệu chứng điển hình khi bệnh tụt lợi xảy ra là đi kèm các triệu chứng sưng nướu, chảy máu chân răng, hôi miệng.

Bệnh tụt nướu là gì?
Bệnh được chia làm hai dạng khác nhau là nhìn thấy được và không nhìn thấy được:
Đối với tụt lợi nhìn thấy được thì phầng lợi tụt có thể quan sát bằng mắt thường.
Tụt lợi không nhìn thấy được là do phần tụt bị che phủ không nhìn thấy bằng mát thường chỉ có thể phát hiện bằng máy dò quanh thân rang xem các vị trí bám dính của mô
Những dấu hiệu mà bệnh nhân mắc phải thường là sưng đỏ lọi, đau rát, khó chịu. Bị chảy máu chân răng sau khi dùng chỉ nha khoa hoặc vệ sinh răng miệng, thở ra có mùi hôi, bị rút lợi khiến cho răng lung lay.
Nguyên nhân gây nên bệnh tụt lợi
Thường có sự nhầm lẫn về tuột nướu răng là viêm da lợi. Đây là một nhận định về teo nướu mặc dù không sai nhưng chưa chính xác. Tuột nướu răng có thể do viêm lợi hoặc không viêm và các nguyên nhân chính có thể dẫn đến bị tụt lợi là:

Nguyên nhân gây nên bệnh tụt lợi
Bệnh nha chu: Đây là nguyên nhân của tình trạng teo rút nướu do các vi khuẩn gây viêm lợi đồng thời còn phá hủy các mô nướu khiên cho nướu bị co rút.
Tụt nướu do gen: Theo nghiên cứu có tới 30% dân số có cơ địa nhạy cảm khiến dễ mắc các bệnh về nướu nên khả năng bị tụt nướu là rất cao.
Chăm sóc răng miệng chưa đúng cách: Nếu hàng ngày bạn vệ sinh răng miệng không cẩn thận và không đúng cách sẽ khiến cho vôi răng xuất hiện nhiều. Và vôi răng là một trong các nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm nha chu cũng như là tụt nướu răng.
Chải răng lực quá mạnh: Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải quá cứng hoặc chải răng quá mạnh sẽ tác động không tốt đến nướu và có thể gây nên bệnh tuột nướu.
Ngoài các lý do bên trên thì nguyên nhân tụt lợi còn do quá trình viêm sưng như khớp cắn bị sang chấn, răng không mọc thẳng trên cung hàm, sự căng kéo quá mức của phanh má, phanh môi. Đây cũng là những nguyên nhân khiến cho nướu nhanh co dãn và dẫn đến tình trạng tuột nướu.
Hậu quả của bệnh tụt lợi
Bệnh tụt lợi được đánh giá là không nguy hiểm nhưng một số hậu quả mà nó có thể gây nên chính là:

Tụt nướu gây mất thẩm mỹ
- Bề mặt chân răng dường như bị lộ ra hoàn toàn khiến răng yếu hơn và dễ bị sâu, chân răng bị mòn khi chải răng, lâu ngày bị lộ ngà răng gây ê buốt răng nếu bị kích thích bằng thực phầm nóng lạnh hoặc quá chua.
- Tụt lợi quá nhiều vượt qua răng giới niêm mạc thì bờ lợi sẽ thường xuyên bị co kéo bởi các hoạt động trong chức năng nhai và dẫn đến tình trạng bong lợi khỏi bề mặt răng.
- Lợi tụt nhiều là điều kiện thuận lợi cho mảng bám thức ăn thừa và vi khuẩn tích tụ nhiều, nhất là vùng kẽ răng
- Gây mất thẩm mỹ của nhóm răng phía trước nó.
Tụt lợi là bệnh lý răng miệng không quá nguy hiểm nhưng rất thường gặp và có thể ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày, về lâu dài gây mất thẩm mỹ cho người bệnh làm thiếu đi sự tự tin trong cuộc sống. Nếu có dấu hiệu của bệnh tụt lợi thì nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị triệt để tránh gây hậu quả về lâu dài.
Cách chữa tụt lợi
Rất nhiều người thắc mắc tụt lợi có chữa được không thì câu trả lời hoàn toàn có. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà thời gian điều trị cũng sẽ khác nhau, bệnh càng nặng thì càng mất thời gian điều trị, phương pháp điều trị cũng tốn công hơn và ngược lại:
Điều trị răng bị tụt lợi ở mức độ nhẹ

Điều trị răng bị tụt nướu ở mức độ nhẹ
Nhẹ là khi bệnh lý này chỉ xảy ra trên một vài răng, biểu thị của chân răng bị lộ ra không quá nhiều, chân răng vẫn còn nướu bám vào và lúc này khi phát hiện bệnh thì bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng phương án đơn giản. Trước tiên bệnh nhân sẽ dược bác sĩ cho vệ sinh lấy sạch cao răng, sau đó dùng gel ngậm flour hoặc thuốc trị viêm lợi. Ngoài ra, sau điều trị thì cần đánh răng và vệ sinh răng đúng cách, đều đặn để tránh bệnh tái phát lại sau đó.
Điều trị răng bị tụt lợi ở mức độ nặng

Điều trị răng bị tụt nướu ở mức độ nặng
Dấu hiệu bệnh nặng là khi xảy ra ở rất nhiều răng, chân răng hở ra nhiều còn phần nướu bị viêm đỏ sưng tấy. Phương án cơ bản cần có trức tiên là điều trị cao răng và tốt nhất là can thiệp giải phẫu với 3 phương án phẫu thuật tụt lợi như sau:
- Nạo túi nha chu: Phẫu thuật loại bỏ các túi nha giả hoặc thu nhỏ kích thước. Phương pháp này sẽ loại bỏ vi khuẩn ra khỏi túi, sau đó sẽ khâu mô lợi ở vị trí gốc răng. Các túi nha giả sẽ được các bác sĩ loại bỏ đồng thời giảm kích thước.
- Ghép mô liên kết dưới biểu mô, ghép nướu do tự thân: Phương pháp này được chia làm hai là dùng mô ghép rời tự nhiên, sử dụng mô trong khoang miệng bù đắp lại phần lợi đã bị tụt, trong đó mô lợi có khả năng tái tạo lại trạng thái nướu bình thường và phục hồi các tổn thương ngăn không cho bệnh tái phát lại.
- Phẫu thuật ghép xương: Khi bệnh nhân đến khám và bác sĩ đã thấy xương răng hầu như đã bị phá hủy nên phương pháp này sẽ được chỉ định để thực hiện ghép xương. Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà chọn vật liệu phù hợp với cơ thể theo chỉ định của bác sĩ.
Tóm lại nếu muốn có phương án điều trị phù hợp thì bệnh nhân cần thăm khám kỹ lưỡng tại nha khoa để theo dõi tình trạng của bệnh và các vấn đề răng miệng khác chưa phát hiện ra để có phác đồ cụ thể hơn.
Cách phòng tránh bệnh tụt lợi hiệu quả

chăm sóc răng miệng để phòng tránh bệnh tụt lợi hiệu quả
Đa số các nguyên nhân gây nên bệnh tụt lợi chân răng là do quá trình vệ sinh răng miệng không tốt, không thường xuyên lấy cao răng và loại bỏ mảng bám. Răng tụt lợi chữa khá đơn giản nhưng cách để ngăn ngừa tái phát bệnh trở lại thì buộc phải kiên nhẫn và thường xuyên thực hiện các hoạt động sau đây:
Vệ sinh răng sạch sẽ sau bữa ăn và trước khi đi ngủ: Dùng chỉ nha khoa lấy sạch khe răng, dùng bàn chải đánh răng long mềm để tránh tổn thương đến nướu lợi. Đây là cách đơn giản để vệ sinh răng miệng loại bỏ cặn thức ăn thừa gây nên sự tích tụ cao răng.
Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng: Dùng chỉ nha khoa kêt hợp với nước súc miệng để loại bỏ thức ăn thừa nhất là trong tình trạng tụt lợi rất cần làm sạch các khe răng,
Lấy cao răng định kỳ 1 năm 2 lần: Đánh răng và súc miệng mỗi ngày nhưng cũng sẽ không ngăn cản được sự tích tụ của cao răng bám ở các chân răng. Khi cao răng bám quá nhiều sẽ khiến nướu bị đẩy lên để cao răng chiếm thêm chỗ bám vào. Cho nên cạo cao răng định kỳ 6 tháng mỗi lần kết hợp với khám sức khỏe răng miệng sẽ hạn chế được tối đa các vấn đề phát sinh.
Suy cho cùng tụt nướu khá nguy hiểm vì đem lại nhiều hậu quả không tốt nhưng nếu biết cách phòng tránh thì hạn chế được tối đa khả năng phát sinh bệnh. Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường hãy liên hệ ngay cho Big Dental để được đảm bảo nụ cười đẹp mỗi ngày nhé!